Vật liệu nhựa công nghiệp đang được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác nhau. Có nhiều loại nhựa, mỗi loại có một thành phần và đặc tính khác nhau chính vì vậy các sản phẩm làm từ nhựa rất đa dạng và phong phú. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nhựa PU (Polyurethane) – một vật liệu mới có thể thay thế cao su trong tương lai.
Nhựa PU là gì?
Nhựa PU là hợp chất được làm từ nhựa tổng hợp PU có độ bền cao và có tính năng giống như cao su nên còn được gọi một cái tên khác là cao su nhân tạo. Nhựa PU được cải tiến từ nguyên liệu chính tiền polymer, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.
Nhựa PU có lịch sử từ lâu đời song chỉ mới được sử dụng tại nước ta một thời gian ngắn gần đây. Cấu trúc phân tử của nhựa PU gồm các đoạn cứng và mềm. Các đoạn cứng được hình thành từ thành phần disocyanate. Các đoạn mềm được hình thành từ thành phần polyol.
Đặc tính nhựa PU
Polyurethane là vật liệu có tính đàn hồi, có độ bền cao hơn so với cao su, dẻo dai và bền bỉ, độ cứng khá rộng. Ngoài ra, nhựa PU còn có tính kháng dầu, chống xé rách, chống trầy xước và khả năng chịu mài mòn cao hơn cao su rất nhiều lần. Còn đối với nhựa thông thường, nhựa PU có khả năng chịu chống co giãn và chống va đập rất tốt. Đó cũng là lý do tại sao nhựa PU đã và đang dần thay thế các vật liệu nhựa khác trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Phân loại nhựa PU
Có 3 nhóm nhựa PU chính:
Nhựa PU nhiệt dẻo: Được gia công trên máy nhựa thông thường, khi được gia nhiệt trên 120 độ C đến 150 độ C sẽ mềm và có thể gia công được.
Nhựa PU đổ khuôn: Là các prepolyme với các nhóm isocyanate hoạt tính gắn ở cuối mạch. Trong quá trình gia nhiệt trước khi những liên kết hóa học vật lý bị phá vỡ thì mạch sẽ bị gãy. Chính vì vậy mà vật liệu này không thể tái sử dụng khi sự kéo dài mạch kết thúc.
Nhựa PU kết mạng ngang: Là những liên kết hóa học thực sự được hình thành theo 3 chiều không gian. Sự khác biệt chính là đối với nhựa PU đổ khuôn, cấu trúc hóa học thực sự gồm 2 vùng chính, vùng cứng và vùng mềm.
Ứng dụng nhựa PU
Nhựa PU với tính kháng hóa chất và dung môi tốt nên được dùng để bọc các trục sử dụng trong ngành in, thép, dệt, giấy,…
Với đặc tính cơ học tốt, nhựa PU còn được dùng làm đệm làm kín các ứng dụng động lực.
Trong công nghiệp dầu khí, vật liệu PU được dùng làm pig làm sạch đường ống, lớp lót ống, chi tiết giới hạn uốn cong, chi tiết làm cứng phần uốn cong, kẹp nâng và dẫn hướng.
Trong công nghiệp khai khoáng, nhựa PU dùng làm sàn, lớp lót ống, băng tải, trục và bánh xe,…
Nhựa PU còn được dùng làm khuôn đổ bê tông, nhựa, sáp, nhất là những sản phẩm đòi hoie chi tiết hoa văn tinh xảo,…
Chính vì những đặc tính và ứng dụng rộng rãi của mình mà nhựa PU là vật liệu tiềm năng hoàn toàn có thể thay thế cho cao su trong một số ứng dụng giúp các nhà sản xuất duy trì được năng suất và tuổi thọ của máy móc.